Nhìn cái mặt là thấy ghét



Vào một ngày trăng thanh gió mát nào đó, tự nhiên bạn nhận được những lời nói xấu của ai đó về bạn. Ai đó ở đây thì nhiều lắm, có thể là bạn thân, bạn học, hoặc cũng có thể là 1 người mới quen biết, mới gặp nhau đôi ba lần, và với internet ngày nay thì cũng không ngoại trừ là 1 người không hề quen mà cũng chẳng hề biết nữa…

Ban đầu là 1 người, rồi đến 2 người và sau đó là 3 người 4 người… Khi đó không cần phải nói, chắc chắn là bạn đang rất buồn. Nhiều người sẽ khuyên bạn là “Đừng quan tâm”, câu cửa miệng mà nhiều người thích xài nhất: “I don’t care”.
Có thực sự là bạn “không quan tâm”? Không đâu, đa phần chúng ta đều quan tâm, đặc biệt hơn khi bạn là phái nữ. Để thực sự làm được 3 chữ “Không quan tâm” về những gì người khác nói về bạn, thực sự là không dễ tí nào đâu.

Với đại đa số trường hợp, chúng ta đều “rất quan tâm” đến người ta nói gì về mình, đặc biệt là khi nói xấu. Dần dần rồi bạn sẽ thấy buồn, sẽ thấy lẻ loi, sẽ thấy cô đơn, sẽ thấy lạc lõng.

Rồi bạn sẽ tự hỏi chính mình những câu đoạn loại như:

+ Mình đã làm gì sai chứ?

+ Mình là đứa xấu xa đến vậy sao?

Và rồi bạn sẽ thu nhỏ thế giới của riêng mình lại, bạn tự tách mình ra khỏi hàng tỷ người trên trái đất này. Bởi vì bạn nghĩ rằng cả thế giới này đã quay lưng lại với bạn.


Tại sao bạn lại phải buồn?


Vài người hay thậm chí là vài chục người là cái nghĩa địa gì khi so với hàng tỷ người của dân số thế giới?

Bạn có nhớ thỉnh thoảng đôi khi bạn cũng có nói xấu về người khác không? Nhớ lại cảm giác khi đó xem nào? Bạn chỉ nói cho vui cái miệng thôi mà phải không? Thế thì họ cũng vậy thôi, cứ xem như là họ nói cho vui là được.

Ngày mai chưa phải là ngày tận thế đúng không bạn? Nếu bạn thực sự có tật xấu hay thói xấu mà đúng y như họ nói thì bạn hoàn toàn có quyền sửa sai, có quyền thay đổi theo hướng tốt hơn mà.

Còn nếu như những gì họ nói là sai sự thực, những gì bạn đang làm chẳng có gì là đi ngược lại với luân thường đạo lý cả. Thì bạn không cần phải ôm những nỗi buồn và thất vọng đó về cho riêng mình mà gặm nhấm.


Bạn biết tại sao họ nói xấu – ghét bạn không?

Đó là bởi vì họ đang đố kị với bạn, bạn càng sống thực với chính mình, người ta càng ghét bạn. Họ ghét bạn vì bạn khác biệt, vì bạn sống cá tính, vì bạn rất giỏi ở một mặt nào đó.

Bạn càng nổi bật, bạn càng dễ bị xăm xoi. Người ta có thể ghét bạn vì bạn quá xấu hoặc là quá xinh, người ta có thể ghét bạn vì bạn không biết nịnh hoặc là quá thẳng thắn… Và những thứ đó có gì là sai? Những thứ đó có tội tình gì chứ?

Và hiển nhiên cũng có những cái lý do mang rất đậm tính chất cảm tính, như là: Nhìn cái mặt là thấy ghét rồi, nhiều khi không cần nhìn cái mặt nữa, nghe cái giọng nói, thấy cái bóng dáng thôi là đã ghét rồi.
Nói xấu chưa chắc đã là điều tồi tệ

Hãy nghĩ khác...


Sống trên đời này, chuyện nói xấu và bị nói xấu là chuyện thường tình. Những lời nói xấu ấy đôi khi lại là những lời nhắc nhở cho chúng ta đừng vội tự hài lòng về bản thân.

Đôi lúc, chính là nhờ những lời nói xấu mà bạn biết rằng mình còn dở ở những chổ nào? Cần phải sửa đổi những gì cho cuộc sống tương lai sắp đến của bạn.

Hãy cùng xem lại vài câu nói này nhé:

+ Nếu bạn không cho phép thì chẳng ai có thể làm bạn thấy mình tồi tệ hơn.

+ Đừng bận tâm về những điều người ta nói xấu về bạn, bởi vì họ là những người chỉ bới móc những sai lầm trong đời bạn, thay vì lo mà sửa sai lỗi lầm của chính mình!

+ Bất cứ thằng ngu nào cũng đều có thể chỉ trích, chê trách và phàn nàn – và phần lớn những kẻ ngu xuẩn đều thích làm như vậy.

+ Hãy xem những lời nói xấu như là những mẫu giấy nhám cọ xát bạn, bạn sẽ cảm thấy đau. Tuy nhiên, sau quá trình đó bạn sẽ trở nên sáng bóng hơn, còn họ chỉ là những tờ giấy nhám vô dụng đáng để vứt đi.
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 comments:

Post a Comment