1. Tạm ngừng nhưng không hoảng loạn
Căng thẳng về tài chính là có thật, đặc biệt là khi bạn thất nghiệp hoặc gắng sức đạt đến mục đích. Chẳng có gì ngạc nhiên khi nghe bảo rằng tiền là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên căng thẳng. Liệu căng thằng về tài chính có hạ gục bạn không?
Có nhiều câu chuyện tiêu cực trên báo và trên truyền hình về tình hình kinh tế. Hãy chú ý đến những gì đang diễn ra xung quanh bạn, nhưng cố kiềm chế đừng để bị cuốn vào sự cường điệu kiểu tận thế đến nơi, có thể dẫn đến lo lắng quá độ và quyết định sai lầm. Hãy tránh khuynh hướng phản ứng thái quá hoặc trở nên thụ động. Hãy duy trì bình tĩnh và giữ tập trung.
2. Xác định các nguyên nhân gây căng thẳng về tài chính của bạn và lập kế hoạch
Hãy đánh giá tình huống tài chính cự thể của bạn và điều gì làm bạn căng thẳng. Hãy viết ra những cách cụ thể mà bạn và gia đình bạn có thể giảm bớt chi phí hoặc quản lý tài sản của bạn một cách hiệu quả hơn. Rồi hãy theo đuổi một kế hoạch cụ thẻ và xem xét lại thường xuyên. Dù việc này có thể kích thích lo lắng trong ngắn hạn nhưng viết rõ mọi thứ ra và thực hiện theo kế hoạch có thể giảm bớt căng thẳng. Nếu bạn gặp rắc rối trong việc thanh toán hóa đơn hoặc xử lý nợ, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ bằng cách làm việc lại với ngân hàng, liên hệ công ty dịch vụ công hoặc công đoàn nơi làm việc.
3. Nhận thức cách bạn giải quyết mối căng thẳng liên quan đến tiền
Vào những lúc kinh tế khó khăn có một số thường hay giải tỏa căng thẳng bằng cách chuyển sang các hoạt động không lành mạnh như hút thuốc, uồng rượu, bài bạc hoặc ăn uống theo cảm tính. Trạng thái căng thẳng còn có thể dẫn đến tranh chấp hoặc cãi vã nhiều hơn giữa các cộng sự. Hãy cảnh giác với những hành vi này- nếu chúng gây phiền toái cho bạ, hãy cân nhắc việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ một nhà tâm lý học hoặc một phòng khám sức khỏe thần kinh cộng đồng trước khi vấn đề trở nên tồi tệ hơn.
4. Biến những thời khắc thử thách này thành cơ hội để phát triển và thay đổi thực sự
Những thời khắc thế này dù khó khăn, nhưng có thể mang đến những cơ hội để đánh giá tình huống hiện tại của bạn và tạo nên những thay đổi cần thiết. Hãy nghi đến những cách mà những thử thách kinh tế này có thể thúc đẩy bạn tìm ra những phương pháp lành mạnh hơn để giải quyết căng thẳng. Hãy thử đi bộ xem sao- đó là một cách tập thể dục tốt mà lại không hề tốn kém. Ăn tối tại nhà cùng gia đình của bạn có thể không chỉ tiết kiệm tiền của bạn, mà còn giúp mọi người gần gũi với nhau hơn. Hãy cân nhắc việc học hỏi kỹ năng mới. Học hỏi từ sếp của bạn hoặc xem xét các nguồn lực ít tốn kém trong cộng đồng của bạn có thể dẫn đến một công việc tốt hơn. Điểm mấu chốt là hãy dành thời gian này để tư duy ngoài khuôn khổ và thử những cách mới để quản lý cuộc sống của bạn.
5. Nhờ hỗ trợ chuyên môn
Hãy tin vào các dịch vụ tư vấn và các nhà hoạch định để giúp bạn kiểm soát tình hình tiền bạc của mình. Nếu bạn tiếp tục bị căng thẳng lấn át, bạn có thể trò chuyện với một nhà tâm lý học để giúp bạn xác định các cảm xúc đằng sau những nỗi lo về tài chính, kiểm soát căng thẳng, và thay đổi các hành vi không lành mạnh.
Căng thẳng tài chính có thể thật sự áp đảo bạn đấy. Một trong vài lời khuyên hữu ích:
- Suy nghĩ tích cực- Tư duy tích cực có thể thật sự giúp bạn xoay chuyển mọi thứ
- Trân trọng những gì bạn có- Ngoài các vấn đề tiền bạc, chắc chắn có nhiều người và nhiều sự việc bạn cần biết ơn trong đời chẳng hạn như gia đình/bạn bè và sức khỏe của bạn. Việc nghĩ đến những điều bạn phải biết ơn là mình đang có dường như luôn khiến tình hình tốt hơn.
- Kiểm soát tiền của bạn- Đôi khi chúng ta nghĩ rằng đáp án cho vấn đề tiền bạc của chúng ta là có nhiều tiền hơn, nhưng điều đó không phải lúc nào cũng đúng. Bạn có bao giờ nghe câu “thêm tiền, là thêm phiền phức” chưa? Hãy kiểm soát tiền của bạn một cách thông minh nhất.
Trích: Thay suy nghĩ, đổi cuộc đời
28/05/2015
0 comments:
Post a Comment